7 câu hỏi giúp người Việt chọn được chương trình định cư Canada diện kinh doanh phù hợp

Canada có rất nhiều chương trình định cư dành cho công dân nước ngoài như định cư theo diện đoàn tụ gia đình, diện lao động tay nghề, diện lao động thí điểm, diện đầu tư, doanh nhân…

Với những nhà đầu tư đang quan tâm đến việc định cư Canada diện kinh doanh, chúng tôi gợi ý 7 câu hỏi này để nhà đầu tư hiểu rõ hơn về lựa chọn nào là phù hợp nhất và tại sao.

1. Thời gian xử lý PR nhanh có phải là ưu tiên hàng đầu?

Nếu mục tiêu của nhà đầu tư là đạt được PR càng nhanh càng tốt thì Thị thực Khởi nghiệp (Start-up Visa) là cách nhanh nhất để đạt được điều đó. Bởi chương trình này có thời gian xử lý nhanh, trung bình từ 12 – 16 tháng, các chương trình định cư Canada khác thường rơi vào khoảng từ 28 – 36 tháng.

Quy trình phê duyệt PR cũng ngắn hơn, cho phép đương đơn và các thành viên trong gia đình được sống và làm việc ở Canada sớm hơn nhiều, đồng thời cho phép họ có được PR trực tiếp. Không giống như các chương trình thông thường, người nộp đơn xin Thị thực Khởi nghiệp không cần xin giấy phép lao động tạm thời trước khi nộp đơn xin PR.

2. Nhà đầu tư định kinh doanh theo loại hình nào?

Nếu nhà đầu tư có một ý tưởng kinh doanh khởi nghiệp sáng tạo thì chương trình Thị thực Khởi nghiệp sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Chương trình này được thiết kế để giúp doanh nhân thành lập doanh nghiệp ở Canada nhanh nhất có thể.

Nếu nhà đầu tư có kế hoạch mua lại một doanh nghiệp đang hoạt động hoặc điều hành một công ty mới nằm ngoài phạm vi của một công ty khởi nghiệp sáng tạo thì các chương trình Đề cử cấp tỉnh (PNP) sẽ phù hợp hơn. PNP phù hợp cho những cá nhân quan tâm đến việc sở hữu hoặc điều hành một doanh nghiệp thông thường hoặc cho những người muốn đóng vai trò thụ động hơn trong các hoạt động thường ngày của doanh nghiệp.

3. Nhà đầu tư có cần hỗ trợ kinh doanh để khởi động công việc kinh doanh của mình không?

Khởi nghiệp ở nước ngoài có thể rất khó khăn. Nhưng chương trình Thị thực Khởi nghiệp có hỗ trợ cho những cá nhân đủ điền kiện tham gia chương trình. Đáng chú ý nhất là hỗ trợ tài chính và hành chính thông qua quỹ Nhà đầu tư mạo hiểm, Nhà đầu tư thiên thần và Vườn ươm doanh nghiệp.

4. Nhà đầu tư có muốn đăng ký chương trình Express Entry không?

Nhiều doanh nhân muốn nhập cư vào Canada thông qua Chương trình Express Entry, tuy nhiên một số lượng lớn hồ sơ không đủ điều kiện do điểm CRS thấp. Do đó, việc nộp đơn xin Intra-Company Transferees (ICT) hoặc Labour Market Impact Assessment (LMIA) có thể là bước tiếp theo để tăng điểm số này lên.

Hai chương trình này có thể cung cấp cho các cá nhân cơ hội việc làm tại Canada. Điểm CRS có thể tăng lên 250 điểm chỉ sau 1 năm. Đây là một cách tuyệt vời để sống và làm việc tại Canada một cách nhanh chóng đồng thời tiến gần hơn đến việc có PR thông qua hệ thống Express Entry.

Các ứng viên nhập cư kinh doanh đủ điều kiện cho Thị thực Khởi nghiệp được khuyến khích đăng ký chương trình này vì họ không cần phải lo lắng về điểm CRS hoặc giấy phép lao động trước khi có PR. Chính phủ Liên bang đưa ra những ngoại lệ đới với những người nộp đơn Thị thực Khởi nghiệp về vấn đề này.

5. Nhà đầu tư muốn sống ở đâu tại Canada?

Nếu nhà đầu tư muốn được tự do sinh sống ở bất cứ đâu tại Canada thì nên đăng ký một trong các chương trình nhập cư doanh nghiệp liên bang, đó có thể là là chương trình Thị thực Khởi nghiệp, ICT và LMIA.

Các chương trình PNP dành riêng cho từng tỉnh dựa trên nhu cầu vì vậy, nhà đầu tư sẽ phải sinh sống tại tỉnh bang đăng ký kinh doanh.

6. Nhà đầu tư có chứng minh được mình có ít nhất 300.000 CAD không?

Tất cả các Chương tình PNP đều yêu cầu bằng chứng về tài sản tối thiểu. Điều này nhằm đảm bảo cho việc nhà đầu tư có đủ tiền để chi trả cho cuộc sống và bắt đầu kinh doanh tại Canada.

Đối với các chương trình liên bang như Thị thực khởi nghiệp, ICT và LMIA không yêu cầu tài sản tối thiểu. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải đầu tư một khoản đáng kể để thể hiện sự cống hiến của mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. Các ứng viên Thị thực Khởi nghiệp có thể nhận được khoản tài trợ này thông qua một quỹ Đầu tư mạo hiểm địa phương, Đầu tư thiên thần hoặc Vườn ươm doanh nghiệp.

7. Nhà đầu tư có kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp không?

Tất cả các chương trình định cư Canada diện kinh doanh đều yêu cầu nhà đầu tư chứng minh có ít nhất 2 – 3 năm kinh nghiệm quản lý kinh doanh. Chương trình duy nhất không có yêu cầu này chính là chương trình Thị thực Khởi nghiệp.

Chương trình Thị thực Khởi nghiệp là lựa chọn lý tưởng cho những cá nhân có ý tưởng sáng tạo và biến nó thành một công việc kinh doanh có lợi nhuận, nhưng họ có thể thiểu kinh nghiệm chính thức theo yêu cầu của các chương trình nhập cư kinh doanh thông thường của Canada.

0988515450
icon right